Hotline: 09 4939 4928
Zalo

img-icon TÌM KHÓA HỌC

hotline

img-mail ĐĂNG KÝ HỌC

hotlineHotline: 09 4939 4928

Các khóa học

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHƯƠNG TRÌNH CƠM NÁT

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

a) Phát triển vận động

1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Bắt chước một số động tác theo cô: giơ cao tay - đưa về phía trước - sang ngang.

2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

- Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m.

- Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: biết lăn - bắt bóng với cô.

- Phối hợp tay, chân, cơ thể trong bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản.

- Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động  ném, đá bóng: Ném bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2m; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5m.

3. Thực hiện  vận động cử động của bàn tay, ngón tay

- Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.

- Tháo lắp, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng được 2-3 khối trụ.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

1. Có một số nền nếp, thói quen  tốt trong sinh hoạt

- Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau.

- Ngủ 1 giấc buổi trưa.

- Biết “gọi” người lớn  khi có nhu cầu đi vệ sinh.

2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

- Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước)

3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

- Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng,  bàn là, bếp  đang đun..) khi được nhắc nhở.

- Biết tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..) khi được nhắc nhở.

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

- Sờ nắn, nhìn, nghe..  để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói

- Bắt chước  hành động đơn giản của những người thân.

- Chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi.

- Chỉ vào hoặc nói tên một vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi.

- Chỉ / lấy / nói tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, con vật  quen thuộc theo yêu cầu của người lớn.

- Chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn.

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe hiểu lời nói

- Thực hiện được các yêu cầu đơn giản: đi đến đây; đi rửa tay…

- Hiểu được từ “không”: dừng hành động khi nghe “Không được lấy!”; “Không được sờ”,...

- Trả lời được câu hỏi đơn giản: “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “Cái gì đây?”, ...

2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu

- Nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi, ...

- Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc.

3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp 

- Nói được câu đơn 2 - 3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm; …

- Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (cháu uống nước, cháu muốn …).

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ

1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

- Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi).

2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con ng­ười và sự vật gần  gũi

- Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi.

- Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh.

- Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật.

3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

- Chào tạm biệt khi được nhắc nhở.

- Bắt chước được một vài hành vi xã hội (bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại...).

- Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn.

4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh

- Thích nghe hát và vận động theo nhạc (dậm chân, lắc lư, vỗ tay….).

- Thích vẽ, xem tranh.